Mỡ bôi trơn công nghiệp và lợi ích của mỡ

MỠ BÔI TRƠN LÀ GÌ?

Mỡ bôi trơn tương tự như dầu nhờn bôi trơn nhưng nó là thể đặc nhuyễn, dạng bán rắn. Thế nên trọng lượng cũng nặng hơn nhiều. Nhờ vào thể đặc này nên dầu mỡ này thường được dùng để bôi trơn các bề mặt ma sát với kết cấu hở. Cụ thể là trục bánh xe, trục láp, khớp, bánh răng, ổ bi… nơi mà dầu nhớt không thể sử dụng được. Bên cạnh đó, mỡ còn giúp chống oxy hoá các chi tiết. Đồng thời còn giúp làm kín và bảo vệ các bộ phận khỏi sự xâm nhập của nước.

Nguồn gốc của mỡ bôi trơn

Mỡ bôi trơn còn được gọi là mỡ bò, dầu mỡ bôi trơn. Nguồn gốc được lấy từ dầu mỏ và các loại xà phòng của axit béo. Bên cạnh đó còn có thêm một số chất phụ gia khác, tuỳ theo mục đích dùng. Chính vì thế mà màu sắc, đặc tính của các loại mỡ trên thị trường rất phong phú.

Thông số kỹ thuật mỡ bôi trơn

Hình thức bề ngoài: dạng bán rắn, sệt nếu là mỡ NIGI ⅔ và lỏng mềm nếu là mỡ NLGI 0/00

Về màu sắc thì mỡ có khá nhiều màu như trắng, đen, xanh lá, đỏ, nâu, trong suốt, vàng nhạt…

Thành phần dầu gốc thường là dầu gốc tổng hợp hoặc dầu khoáng. Trong đó dầu tổng hợp có đặc tính chịu nhiệt về độ bền oxy hoá cao hơn.

Về độ nhớt thường nằm ở mức 40 độ C và 100 độ C. Trong đó, mỡ có độ nhớt 40 độ C có khả năng chịu tải tốt nhưng khả năng chịu tốc độ cao lại kém. Ngược lại, độ nhớt 40 độ C của mỡ càng thấp thì khả năng chịu tải sẽ kém và khả năng chịu tốc độ cao sẽ tốt hơn.

Về thông số cấp NLGI/NLGI Grade: Đây là thước đo thể hiện độ cứng của mỡ. Theo đó, mỡ bôi trơn được phân thành 9 cấp. Gồm: 000, 00, 0, 1, 2, 3, 4, 5 và 6. Trong đó, cấp 6 là mỡ rắn nhất như đất sét với NLGI là 85-115. Và loại 000 là loãng nhất, tựa như dầu.

Ngoài ra còn có các thông số như: chất bôi trơn rắn, điểm nhỏ giọt, nhiệt độ hoạt động, hệ số ma sát, độ ăn mòn, độ phủ bề mặt, độ xuyên kim…

Khối lượng riêng của mỡ bôi trơn: Tuỳ theo từng loại mỡ sẽ có khối lượng riêng cụ thể. Thường thông số này dao động từ 0,890 đến 0,900.

Hạn sử dụng mỡ bôi trơn

Đa số các loại mỡ đều có hạn dùng là một năm. Nếu quá thời gian này, bạn muốn sử dụng tiếp thì cần phải test lại xem chất lượng thế nào. Cụ thể là đem mỡ phơi nắng 2 ngày. Quan sát thấy có hiện tượng tách dầu, biến chất, thay đổi màu sắc thì cần phải bỏ đi.

Đặc điểm của mỡ bôi trơn

Tuỳ theo thành phần chất phụ gia có trong công thức sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của mỡ. Cụ thể là các đặc tính sau:

  • Mỡ vừa giúp bôi trơn, vừa làm kín vòng bi
  • Mỡ có thể làm kín các vòng bi, ngăn chặn tình trạng rò rỉ cũng như ngăn sự xâm nhập của nước.
  • Có khả năng chịu nhiệt tốt
  • Khả năng kháng nước
  • Có sự ổn định về mặt hoá học
  • Bôi trơn tốt ở mọi điều kiện nhiệt độ cao hay thấp
  • Khả năng chịu tải trọng tốt, chịu được áp suất cao
  • Chống ăn mòn, giảm ma sát, ngăn ngừa tình trạng oxy hoá

Nhiệt độ nhỏ giọt của mỡ bôi trơn

Nhiệt độ nhỏ giọt của mỡ sẽ bị ảnh hưởng bởi chất phụ gia. Ví dụ: mỡ Calcium sẽ có nhiệt độ nhỏ giọt là dao động từ 70 đến 1000C. Trong khi đó mỡ Natri-Calcium thường là 120 đến 1500C. Và thường nhiệt độ hoạt động của mỡ bôi trơn luôn thấp hơn nhiệt độ nhỏ giọt từ 30 đến 40 độ C.

Cách làm sạch mỡ bôi trơn

Làm sạch dầu mỡ công nghiệp luôn được thực hiện thường xuyên. Nhất là khi cần bảo dưỡng động cơ, máy móc. Hiện tại, chúng ta có năm cách để tẩy rửa dầu mỡ này. Bao gồm: ngâm, phun, xông hơi trong dung môi, điện giải và siêu âm.

Quan trọng nhất là chọn đúng chất tẩy rửa phù hợp với loại mỡ. Sau đó, tuỳ vào từng vị trí cần làm sạch, chúng ta sẽ chọn dùng bàn chải để chà, dùng giẻ để lau, dùng vòi xịt hay là ngâm. Và trong quá trình tẩy rửa cần phải làm cẩn thận để tránh bị trầy xướt, làm hở và lệch vị trí của các chi tiết.

Trong quá trình sử dụng mỡ công nghiệp, chúng ta không nên trộn lẫn các loại cũ mới, các loại mỡ lại với nhau. Điều này sẽ làm thay đổi tính hiệu quả của sản phẩm. Tuỳ theo từng trường hợp, tiếp xúc với nhiệt, nước… sẽ có những loại mỡ tương thích.

Sử dụng mỡ đúng cách sẽ đem lại hiệu quả bôi trơn cao

Bạn chỉ nên lấy lượng mỡ đủ dùng, thường là ⅓ hay ½ trong tổng diện tích cần thoa. Thoa quá nhiều sẽ làm tăng nhiệt độ và độ ma sát, hao hụt lượng mỡ nhiều. Còn nếu thoa ít sẽ không đủ bôi trơn, làm phát sinh ma sát và gây hư hỏng.

Chúng ta cũng cần thay mỡ định kỳ để giảm chi phí bảo trì và sửa chữa thiết bị, máy móc. Trong khi thoa, chúng ta cần kiểm tra xem mỡ có lẫn tạp chất hay không. Và cần phải lau sạch bụi bẩn còn bám trên bề mặt cần bôi mỡ.

Quan trọng là không được dùng vật liệu bằng gỗ hay giấy để đựng mỡ. Bởi chúng có tính thấm hút, sẽ làm mỡ biến dạng và bị cứng. Khi dùng không hết thì cần bảo quản sản phẩm tại nơi khô thoáng, có bóng râm.

Mỡ bôi trơn có tác dụng gì?

Tác dụng chính của mỡ bôi trơn là làm bôi trơn tại các vị trí có kết cấu hở. Dưới đây là các ứng dụng của mỡ đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh.

  • Mỡ bôi trơn vòng bi chịu nhiệt

Tại các loại máy móc trong công nông nghiệp, dây chuyền hệ thống đều có những vòng bi. Lúc này, mỡ bôi trơn ổ bi sẽ vừa giảm nhiệt, vừa giảm được ma sát. Qua đó làm tăng hiệu suất trong sản xuất.

  • Mỡ bôi trơn vít me

Trục vít me là thiết bị truyền động cơ học tuyến tính không thể thiếu trong nhiều thiết bị, máy móc. Nó giúp biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến với lực ma sát thấp. Nhờ đó, máy móc sẽ hoạt động ở hiệu suất cao và vô cùng êm ái.

  • Mỡ bôi trơn bạc đạn

Bạc đạn là một phụ tùng quan trọng đối với việc giúp các bộ phận chuyển động nhẹ nhàng. Sau thời gian sử dụng, các bạc đạn này sẽ khô và bị mài mòn. Mỡ sẽ giúp bạc đạn giảm ma sát, chuyển động êm ái. Nhờ đó làm tăng hiệu suất khi hoạt động sản xuất.

  • Mỡ bôi trơn bánh răng

Tuy bánh răng không cần bôi trơn nhưng việc tiếp xúc lâu dài với các bề mặt và các bánh răng khác sẽ làm hao mòn dần. Lúc này, mỡ công nghiệp có tác dụng ngăn chặn hiện tượng oxy hoá, giúp các khớp đi đúng vị trí, không bị lệch.

  • Mỡ bôi trơn bao lụa máy in

Bao lụa máy in là một trục tròn dài với công dụng giúp làm khô mực in. Từ đó sản phẩm in ra sẽ đẹp, đều màu hơn. Bôi trơn cho bao lụa máy in sẽ giúp trục quay đều, nhịp nhàng. Hình ảnh in ra sẽ chuẩn và rõ nét hơn.

  • Mỡ bôi trơn dây cáp

Mỡ giúp bôi trơn dây cáp

Dùng mỡ để bôi trơn dây cáp sẽ giúp ngăn chặn các tác nhân của môi trường lên bề mặt dây. Qua đó giúp làm mát và tạo sự ổn định cho dây cáp. Đồng thời giúp làm giảm ma sát khi nhiều sợi cáp quấn vào nhau và gây rối.

  • Mỡ bôi trơn dẫn điện

Mỡ này còn có tên gọi khác là mỡ bôi trơn tiếp điểm điện. Trong thành phần có chứa các chất rắn với đặc điểm dẫn điện cao. Từ đó giúp bôi trơn, loại bỏ hơi ẩm, rỉ sét tại các vị trí có tiếp xúc với điện.

  • Mỡ bôi trơn máy giặt

Sau một thời gian sử dụng, máy giặt sẽ phát ra tiếng ồn. Nguyên nhân chính là do sự mài mòn của vòng bi và các vòng đệm. Vì thế, bôi trơn mỡ cho thiết bị kịp lúc sẽ khắc phục được tình trạng này. Bên cạnh đó còn giúp kéo dài thời gian sử dụng. Và mỡ dùng cho máy giặt phải có khả năng chống nước, chống ẩm với độ nhớt cao.

  • Mỡ bôi trơn xe máy

Mỡ dùng để bôi trơn cho xe máy không chỉ là giúp các khớp vận hành êm mà còn góp phần kéo dài tuổi thọ cho xe. Điển hình nhất là mỡ bôi trơn xích xe máy. Qua đó, chúng ta sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí phải thay mới hay sửa chữa phụ kiện xe.

  • Mỡ bôi trơn hộp giảm tốc

Tuỳ theo môi trường làm việc, tốc độ, khả năng tải trọng của hộp giảm tốc mà chọn loại dầu bôi trơn phù hợp. Trong đó, ưu tiên các hộp giảm tốc có tốc độ chậm, hoạt động trong môi trường khắc nghiệt với nhiệt độ cao và tải trọng nặng.

  • Mỡ bôi trơn khuôn

Sản phẩm này thường được sử dụng để bôi trơn các chốt đẩy và các chi tiết dẫn hướng trong khuôn. Mục đích là tránh bị kẹt và bị trầy xước tại các khớp nối của chi tiết máy. Phạm vi nhiệt độ hoạt động khá rộng và luôn ổn định từ mức -50 độ đến đến 250 độ C.

  • Mỡ bôi trơn máy khoan

Khi hoạt động liên tục, máy khoan sẽ có tình trạng nóng lên do nhiệt độ tăng và ma sát giữa các chi tiết bên trong. Dùng mỡ sẽ giúp bôi trơn, chống mài mòn và gỉ, ngăn oxy hoá trong suốt quá trình dùng máy. Đặc biệt là khả năng chịu nhiệt độ cao, giúp máy khoan làm máy. Nhờ đó thiết bị luôn hoạt động ổn định.

  • Mỡ bôi trơn nhựa

Mỡ bôi trơn bánh răng nhựa có thành phần là chất làm đặc lithium và hydrocacbon tổng hợp. Qua đó giúp bảo vệ bánh răng bằng nhựa không bị biến dạng khi làm việc ở nhiệt độ cao. Đồng thời còn giúp giảm tiếng ồn và chống mài mòn cho máy móc.

  • Mỡ bôi trơn trục láp

Mỡ bôi trơn ổ trục dùng cho trục láp. Trục láp là bộ phận truyền chuyển động quay từ hộp số đến các trục bánh xe. Sau thời gian dài sử dụng, các bánh xe sẽ quay chậm, phát ra tiếng động. Thế nên chúng ta cần phải bôi trơn ổ trục láp để xe luôn vận hành êm và mượt.

  • Mỡ bôi trơn máy in

Mỡ sẽ giúp bôi trơn cho film sấy và các bộ phận khác. Đồng thời còn giúp giảm nhiệt cho thiết bị khi hoạt động liên tục. Qua đó giúp tăng hiệu suất làm việc tối ưu và giảm chi phí phải sửa chữa, thay mới phụ kiện.

  • Mỡ bôi trơn máy CNC

Máy CNC là thiết bị máy cắt hoạt động bằng máy tính dùng để cắt các vật liệu là gỗ, nhựa và cả kim loại. Vì thế, nếu không sử dụng mỡ bôi trơn thì các rãnh, ổ trục và các phần tử lăn sẽ sinh ra lượng nhiệt lớn do va chạm nhau. Từ đó dẫn đến hư hỏng và phải thay phụ kiện mới.

  • Mỡ bôi trơn ray trượt

Sản phẩm dầu mỡ bôi trơn sẽ giúp con trượt chuyển động mượt, nhẹ nhàng trên đường ray dẫn. Qua đó làm tăng hiệu quả trong công việc, giảm sức lao động của con người đáng kể.

  • Mỡ bôi trơn dùng trong thực phẩm

Đúng như tên gọi, đây là loại mỡ dùng cho dây chuyền sản xuất thực phẩm như bánh kẹo, nước uống, đồ ăn… Trong công thức, hệ chất phụ gia không độc hại cho người dùng. Mục đích dùng mỡ là để chống dính, giúp bóc tách dễ dàng trong quá trình chế biến thực phẩm.

Các loại mỡ bôi trơn phổ biến hiện nay

Hiện nay, các loại dầu mỡ bôi trơn ngày càng đa dạng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng. Từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, cơ khí cho đến thực phẩm, y tế đều có.

  • Mỡ bôi trơn sinh học

Đây là sản phẩm bôi trơn có tính thân thiện với môi trường do chúng dễ dàng phân huỷ. Tuy nhiên, đặc tính giảm ma sát, chống mài mòn, bôi trơn vẫn hoạt động tốt. Sản phẩm này được ứng dụng chủ yếu trong ngành thép, nông nghiệp và cả ngoài trời, ngoài khơi.

  • Mỡ bôi trơn tổng hợp

Thành phần chính của sản phẩm này là dầu tổng hợp. Đây là lựa chọn hàng đầu cho môi trường làm việc có nhiệt độ, tải trọng và tốc độ cực cao. Thế nên, mỡ tổng hợp luôn hoạt động tốt ở mọi điều kiện khắc nghiệt. Thêm vào đó là giá thành hợp lý, thời gian sử dụng lâu dài.

  • Mỡ bôi trơn gốc lithium

Đây là mỡ với chất phụ gia lithium được sử dụng khá phổ biến trên nhiều lĩnh vực. Đặc tính chịu nước của mỡ sẽ giúp chất bôi trơn bám lâu trên bề mặt.

Cùng với đó là khả năng chống ăn mòn, chống oxy hoá. Từ đó giúp động cơ luôn được bảo vệ tốt, tăng độ bền và tuổi thọ lâu dài. Đặc biệt là dãi nhiệt hoạt động của mỡ bôi trơn Lithium khá rộng, lên đến 200 độ C nên sẽ giúp các chi tiết máy khỏi tác hại của môi trường và hoá chất.

  • Mỡ bôi trơn PTFE

Đây là loại mỡ được biết đến như một lớp phủ chống dính cho các dụng cụ nấu nướng. PTFE là từ viết tắt của cụm từ Polytetrafluoroethylene. Mỡ này có khả năng tự làm sạch và có thể chịu nhiệt ở phạm vi rộng. Đặc biệt là nó khá bền, chống ăn mòn và không bắt lửa.

  • Mỡ bôi trơn chịu nhiệt độ cao

Với môi trường nhiệt độ khắc nghiệt thì nên dùng mỡ này. Phạm vi hoạt động của mỡ chịu nhiệt khá rộng và cao sẽ giúp tăng khả năng bôi trơn, chống mài mòn. Nhờ đó, nhiều thiết bị luôn hoạt động ổn định trong suốt thời gian dài.

  • Mỡ bôi trơn chịu nước

Thành phần chất phụ gia trong mỡ bôi trơn kháng nước thường chứa các chất như: polyurea, PTFE, barium complex, Calcium (gốc canxi). Sản phẩm này sẽ đáp ứng tốt nhu cầu bôi trơn cho những thiết bị có sự tiếp xúc với nước. Điển hình như bôi trơn trục cánh quạt của tàu thuỷ, bôi trơn máy cẩu, máy xúc.

  • Mỡ bôi trơn đa dụng

Sản phẩm này được bào chế từ dầu gốc, chất làm đặc từ xà phòng lithium và hệ chất phụ gia. Từ đó đảm bảo khả năng bôi trơn, chống ăn mòn, chống oxy hoá cho bề mặt. Không chỉ được ứng dụng trong đời sống của nhu cầu cá nhân mà mỡ đa dụng còn phục vụ được cho cả lĩnh vực công nghiệp lẫn vận tải.

  • Mỡ bò bôi trơn màu xanh

Cụm từ này dùng để chỉ màu sắc của mỡ với khả năng chịu nhiệt lên đến 288 độ C. Đây là sản phẩm mỡ chuyên dụng chịu nhiệt phổ biến nhất hiện nay. Mỡ bò xanh giúp bảo vệ bề mặt kim loại khỏi tình trạng oxy hoá và mài mòn.

  • Mỡ bôi trơn màu trắng

Đây là loại mỡ được sử dụng để bôi trơn các dây chuyền, hệ thống sản xuất trong thực phẩm. Ngoài việc duy trì tác dụng bôi trơn, chống mài mòn thì mỡ này không hề gây hại cho người dùng.

  • Mỡ bôi trơn màu đỏ

Mỡ màu đỏ thường dùng cho môi trường tiếp xúc ở nhiệt độ cao. Hơn nữa đây cũng là màu của loại dầu mỡ cao cấp. Theo đó là tính năng chịu nhiệt, chịu lực tốt. Thế nên, đây là sản phẩm bôi trơn tốt cho các thiết bị hạng nặng như máy kéo, xe ủi và các dây chuyền công nghiệp nặng.

  • Mỡ bôi trơn dạng xịt

Đây là sản phẩm bôi trơn với kết cấu dạng xịt. Mỡ này có khả năng chịu nhiệt lên đến 200 độ C cùng với độ đậm đặc là 0,878 g/cm³. Thế nên, lớp màn sau khi xịt không chỉ có hiệu quả bám dính, tăng bôi trơn. Mà còn giúp chống rỉ, chống mài mòn tốt. Ứng dụng phổ biến của mỡ dạng xịt là những vị trí nhỏ, khó vào.

  • Mỡ bôi trơn dạng tuýp

Với nhu cầu sử dụng ít, không thường xuyên thì chúng ta thường chọn dùng mỡ dạng tuýp. Thiết kế dạng lò xo giúp người dùng dễ dàng để mỡ ra ngoài khi cần bôi lên bề mặt. Nó chỉ khác ở bao bì đóng gói còn các tính năng thì vẫn như những loại mỡ khác.

  • Mỡ bôi trơn cao su

Sản phẩm này còn có tên gọi khác là mỡ silicon. Thành phần chính gồm chất làm đặc và dầu silicon. Mỡ này ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp. Điển hình là trong vật tư ngành nước hay các ngành liên quan đến nhựa. Mỡ sẽ giúp bôi trơn các chi tiết bằng cao su như vòng đệm, gioăng phớt.

Cách chọn mỡ bôi trơn

Đứng trước sự phong phú của các loại mỡ về đặc tính, thương hiệu sẽ khiến người dùng phải hoang mang. Dưới đây là vài gợi ý mà bạn có thể dựa vào để tìm được loại mỡ tốt nhất, đúng nhu cầu dùng.

  • Mỡ bôi trơn ep 2

Mỡ bôi trơn NGLI 2 này có nhiệt độ hoạt động từ -20ºC đến 130ºC với trạng thái mềm vừa. Mỡ EP2 chủ yếu dùng để bôi trơn ổ bi, ổ đũa. Ngoài tính năng bôi trơn, chống oxy hoá thì mỡ ep2 còn khó bị rửa trôi. Thế nên, nó thích hợp để bôi trơn cho các thiết bị có sự tiếp xúc với nước.

  • Mỡ bôi trơn ep 3

Độ đặc NGLI của mỡ EP này là 3 với trạng thái rắn vừa. Phạm vi nhiệt độ hoạt động khá rộng, từ -30 độ C đến 130 độ C. Mỡ EP3 được ứng dụng chủ yếu để bôi trơn tại vị trí ổ trục tốc độ cao và niêm kín tốt. Điển hình là dùng cho các máy bơm, hộp số, bôi trơn các bộ phận trên phương tiện vận tải hạng nặng.

  • Mỡ bôi trơn số 0

Đây là loại mỡ bôi trơn khá mềm, thường dùng cho hệ thống bôi trơn tập trung với nhiệt độ thấp. Phạm vi nhiệt độ hoạt động của mỡ này dao động từ -20 đến 130 độ C. Với chất phụ gia lithium hydroxystearate giúp mỡ số 0 tăng hiệu quả bôi trơn và không bị trôi trong môi trường ẩm ướt.

  • Mỡ bôi trơn 00

Mỡ EP00 là loại mỡ cực mềm, thường dùng cho bánh răng kín với độ lún kim là 400 – 430 ở 25 độ C. Sản phẩm này chỉ đứng sau mỡ EP000. Hầu hết các phương tiện trong ngành xây dựng đều dùng mỡ 00. Nhờ vào lớp màng bôi trơn bám bền giúp tăng hiệu quả khi sử dụng.

Hy vọng với những chia sẻ của bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mỡ bôi trơn công nghiệp. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng tìm đúng loại mỡ tốt và đúng với mục đích dùng của mình. Nếu cần tư vấn thêm thông tin về dầu công nghiệp thì hãy gọi vào số 0963464174 – Ms. Huệ để được tư vấn và báo giá tốt nhất!

 

    Chia sẻ

    Đăng ký nhận tin tức mới

    Đăng ký để nhận các bài đăng blog mới nhất vào hộp thư đến của bạn mỗi tuần.
    Bằng việc đăng ký, bạn đồng ý với Chính sách bảo mật

    DẦU ĐỘNG CƠ (12)

    XÍCH CÔNG NGHIỆP (1)

    Xích con lăn theo tiêu chuẩn DIN ISO BS (1)

    US LUBE - DẦU MỠ CÔNG NGHIỆP (36)

    Thiết bị làm sạch băng tải - Belt Scraper and Hygienic CIP unit (1)

    Thắt lưng/dây đai thuốc lá - Tobacco Belts (1)